Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Xin lưu ý với phụ huynh một số phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em:


- Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
- Nguồn tiếng Anh phải chuẩn (băng đĩa chuẩn, người nước ngoài – vì trẻ học phát âm sai từ đầu sẽ rất khó sửa)
- Khi cho trẻ học tiếng Anh tuyệt đối ko dịch nghĩa sang tiếng Việt. Hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm.
- Bạn có thể cầm quả táo - hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với trẻ: "Apple" - nhưng tuyệt đối ko dịch "word by word" kiểu: "apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt"
- Hãy dùng ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải chứ đừng là một môn học riêng biệt. Hãy cho con học bằng ngôn ngữ đó thay vì học ngôn ngữ riêng biệt.
- Đây là giai đoạn trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2: hãy cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát, khi trẻ vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: "clap your hand" "turn around" "sit down".
Các bài hát nên có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để trẻ có thể nghe rõ lời và hát theo được.
- Cho trẻ làm quen với từ mới qua tranh ảnh, qua vật thể: chỉ vào quyển sách và nói " a book", chỉ vào bức tranh con chim và nói "a bird" nhưng tuyệt đối ko dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt – hãy để trẻ học bằng khái niệm. Ví dụ nó sẽ hiểu 1 vật có nhiều trang, có chữ, có tranh được gọi là "book", 1 con vật có cánh, có mỏ, có lông, đậu trên cây được gọi là "bird".


Liên quan:

4 nguyên tắc cơ bản về phương pháp dạy ngoại ngữ cho trẻ



1. Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình không lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.

2. Khối lượng kiến thức mới đưa vào một buổi học không quá nhiều, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuyễn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau. “Thời lượng” một buổi học cũng chỉ nên là 40-45 phút.

3. Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ câu: Hôm nay trời mưa…v…v”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, nhưng vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.



Học bằng tình huống. Cô giáo hoặc bố mẹ đừng ngại ngần dùng ngoại ngữ trò chuyện với bé trong những khoảng thời gian định sẵn, độ 1, 2 tiếng một ngày chẳng hạn về một chủ đề nhất định. Mạnh dạn nói với trẻ nhiều điều, bé sẽ hiểu bạn chỉ qua một vài từ chìa khóa. Đây là nguyên tắc quan trọng.

Hãy tích cực dùng hình ảnh, màu sắc và xây dựng các tình huống, bé sẽ tiếp thu rất tự nhiên. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên “rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!

4. Nếu có điều kiện, hãy cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học.

Tuy vậy, bạn cũng đừng băn khoăn nếu ở lớp Mẫu Giáo, người dạy ngoại ngữ cho con bạn không phải là người nước ngoài. Cho dù cô giáo người Việt nói chuẩn hay chưa chuẩn, thì con bạn vẫn có cơ hội nắm bắt được cách phát âm chuẩn nếu ở nhà bạn cho bé nghe bài hát, xem phim hoạt hình… Bé sẽ biết cách tự điều chỉnh rất nhanh. Đó là cơ chế tiếp thu tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi này.


Đọc thêm:


Kinh nghiệm 6 HƠN của mẹ dạy con học Tiếng Anh (phần 2)



3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.
Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.

Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Học cụ HƠN giáo trình

Trẻ tôi luôn thích thú với những bí mật. Tôi hay tận dụng điều này để khơi gợi được cho bé Len niềm đam mê đối với ngoại ngữ. Tôi hay dụ dỗ bé Len bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó tôi để những vật dụng quen thuộc với bé, cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, tôi sẽ không ngần ngại mà thưởng cho bé một sticker mặt cười ngộ nghĩnh đáng yêu, càng sưu tập được nhiều sticker trong một tuần, bé sẽ được thưởng một bữa ăn toàn món bé thích, như một ngày thứ bảy ăn thỏa thuê gà rán.

Mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là ôtô, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh cuốn hút. Và kết thúc trò chơi là mẹ và bé cùng đọc cuốn truyện trước khi đi ngủ. Chơi mà học, học mà chơi vẫn luôn là cách giáo dục khoa học và bài bản nhất từ trước đến nay.

5. Bắt chước HƠN ngữ pháp

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

6. Vui HƠN cho điểm

Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.

Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.

Chúc các ông bố bà mẹ thông thái toại nguyện trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!


Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm 6 HƠN của mẹ dạy con học Tiếng Anh (phần 1)

Tôi xin chia sẻ với các mẹ một số phương pháp dạy con của bản thâm mình. Mong rằng chút kinh nghiệm của một bà mẹ yêu con như tôi sẽ có chút bổ ích cho chị em nuôi con nhỏ giúp kích hoạt khả năng ngôn ngữ của trẻ vào thời điểm 5-6 tuổi, giai đoạn vô cùng thích hợp cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ 2.



1. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường


Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, tiếng Anh trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

2. Nói nhiều HƠN viết


Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.

Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.

Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.


Tham khảo:

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Để con học tốt tiếng Anh lớp 1

Vì sao cần tránh quá tải việc làm bài tập trên giấy?

Bài tập trên giấy chính là những cách luyện tập bị động, tuy có ích nhưng tác dụng lại rất hạn chế. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. 

Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. 

Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động.




Không nên ép trẻ nói tiếng Anh trong hoàn cảnh không phù hợp

Các phụ huynh thường thắc mắc vì sao con họ không nói tiếng Anh với những người nước ngoài gặp trên phố hay trong quán ăn và quên mất rằng trẻ em không hề thích nói chuyện với người lạ. Với chúng người lạ đôi khi rất đáng sợ. Hơn nữa, với trẻ em, những người lạ là người nước ngoài lại càng đáng sợ. Vì họ có những đặc điểm ngoại hình khác biệt và nói thứ ngôn ngữ các em không thể hiểu hết hay không quen sử dụng.

Mong các em giao tiếp tiếng Anh với những người nước ngoài xa lạ sẽ là áp lực lớn và có thể làm các em không thích nói tiếng Anh nữa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ được hình thành trong những hoàn cảnh thích hợp. 

Nói cách khác, chúng ta sẽ chẳng bao giờ bỗng nhiên nói một điều gì đó mà không có lý do. Bảo các em nói tiếng Anh với người nước ngoài trên phố cũng là khiến các em ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoàn cảnh. Bởi vốn dĩ các em và những người nước ngoài không quen biết không có chuyện gì để cùng nói cả. Việc đó giống như tôi giới thiệu các bạn với những người bạn Việt Nam tại Mỹ và bảo các bạn “hãy nói tiếng Việt đi”. Sẽ thật kỳ lạ và có thể khiến các bạn ngại giao tiếp.


Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.


Đọc thêm:

Phương pháp học tiếng Anh lớp 1 tại nhà

PHương pháp dạy con học tieng anh tre em lop 1.

Một phương pháp sư phạm phổ biến với trẻ bản ngữ: theo đó trẻ đặt các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên và tự mình rút ra kiến thức mới. Bên cạnh đó, chương trình còn kết hợp với một giáo án ngữ pháp và kỹ năng được nghiên cứu kỹ lưỡng và chặt chẽ, giúp trẻ học một cách chủ động và bài bản.


– Phương pháp học mới còn cung cấp cho trẻ nhóm 4 kỹ năng cần thiết cho trẻ trong thế kỷ 21:

Critical Thinking (Tư duy phản biện), Creativity (Sáng tạo), Collaboration (Tính phối hợp), Communication (Kỹ năng giao tiếp)

– Kĩ năng tư duy phản biện giúp trẻ có khả năng phân tích thông tin tốt và nhìn mọi vật kết nối với nhau như thế nào,

– Tính sáng tạo cho phép trẻ có thể cá nhân hoá những gì trẻ đã học và thể hiện bản thân bằng chính cách của mình.

– Tính phối hợp khuyến khích trẻ cùng học tập, cùng tham gia các dự án trên lớp để đạt được kết quả chung nhất.

– Và quan trọng nhất, là chương trình tập trung giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp hiệu quả bằng Tiếng Anh.

– Sử dụng các bài luyện đọc văn học và khoa học với nhiều chủ đề phong phú phát triển cung cấp các kỹ thuật học đọc khác nhau, phát triển khả năng đọc hiểu của trẻ.
– Các video clip và các giáo cụ trực quan hỗ trợ trẻ phát triển tư duy phản biện.
– Các nguồn học trực tuyến kết nối lớp học và nhà – nơi bố mẹ có thể trợ giúp các con ôn luyện và nâng cao. Sách bài tập Ngữ Pháp, Đánh Vần và Tập Viết sẽ cung cấp các bài ôn tập sâu hơn cho các con.

Đọc thêm:

Kinh nghiệm cùng con học tiếng Anh

Phát triển vốn từ: Mình thấy cách phát triển vốn từ của bé khi còn nhỏ hay là lúc bắt đầu làm quen ngoại ngữ ra là việc chơi đố từ, hàng ngày, sau khi cơm nước xong, hai mẹ con mình lần lượt từ Letter A: mỗi người nói 1 từ bắt đầu từ A, mẹ nói 1 từ sau đó đến con; hôm thì mình dạy thêm con 1 vài từ, đến hôm sau thì ôn lại, để khích lệ con, mình thỉnh thoảng chịu thua và con thì phấn khởi lắm và lại mong đến ngày mai học tiếp; cứ như vậy, lần lượt từ A, hôm sau B, rồi C ...hết bảng chữ cái lại quay lại. Cộng thêm với hàng ngày đi học cô dạy, nghe đĩa và băng, vốn từ của con phát triển dần; con có thể nói được rất nhiều trong khi chưa biết đến việc viết chúng thế nào.



Chọn nơi học: Mình nghĩ các địa chỉ học thì nhiều, bên cạnh việc thuận lợi là băng đĩa nhiều, trẻ con đã được tiếp xúc với băng đĩa (ngôn ngữ bản xứ) thì việc chọn chỗ học phải tương đồng tránh việc băng đĩa phát âm thế này nhưng con đến lớp cô lại nói khác; việc này dẫn đến hệ quả loạn phát âm và nghe nói sẽ kém; do vậy, khi lựa chọn địa chỉ học việc này rất quan trọng.

Học thế nào cho hiệu quả: Mình thì thấy thế này, cho con ra ngoài học 1 lớp có bạn rất quan trọng để con mạnh dạn trong giao tiếp nhưng như vậy đã đủ chưa; theo quan điểm của riêng mình là chưa đủ; lấy hội đồng anh làm ví dụ: một lần đi họp phụ huynh cho con, cô giáo dạy con có nói thế này: học tiếng anh không nên vôi vàng, mỗi đứa trẻ có 1 ưu, khuyết riêng nên không thể so sánh; nhưng hãy chú trọng vào ưu điểm để khích lệ con chứ không tập trung vào khuyết điểm ngay và bắt đứa trẻ khắc fục ngay khuyết điểm ; vì nhấn mạnh vào ưu điểm thì đến 1 ngày nào đó sẽ che lấp được khuyết điểm vì nghe, nói và viết trong tiếng anh là 1 quá trình có mối liên hệ logic. 

Hãy ghi nhớ việc học tiếng anh như người ta chơi đàn piano vậy, đó là 1 quá trình dài, vẫn bài đó nhưng ngày qua ngày đứa trẻ học đàn nó sẽ chơi từ chỗ có khuyết điểm đến hay và cuối cùng là hay và sáng tạo nhưng phải có thời gian; chứ tập trung, xoi mói vào khuyết điểm sẽ làm đứa trẻ lo lắng, hoang mang cảm thấy khó và đôi khi có tác dụng ko như cha mẹ mong muốn.

Đọc thêm:

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Để con học tiếng Anh lớp 3 tốt, cần lưu ý 4 điều sau

Học qua những tấm giấy Note:
Rất đơn giản bạn hãy cùng con viết ra tên rất nhiều đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh, có thể viết cả phiên âm và lấy ví dụ rồi dán trực tiếp lên tất cả các đồvật trong nhà như tivi, tủ lạnh, tủ quần áo, giường ngủ, bàn học…. Như vậy khắp trong nhà những đồvật thường dùng đều được con dán tên tiếng Anh, đồ vật có thể dễ dàng nhìn thấy và sử dụng nhiều lần trong ngày nên con rất dễ nhớ từ vựng. Tất nhiên phương pháp này nếu làm không tốt có thể tấm Note rơi ra rác nhà, chất dính sẽ dính lại trên đồ vật vậy nên các bố mẹ và con hãy thật sáng tạo để tạo ra những tấm Note đẹp, dễ thương gắn chắc lên đồ vật có thể sẽ làm những đồ vật vốn cũ trở nên dễ thương sinh động hơn.



 Học qua hình ảnh:
Hình ảnh có tính rất trực quan in sâu vào não con, giúp con dễ nhớ, tốt nhất bạn nên sử dụng những hình ảnh được in ra giấy, ra bìa để bé vừa được cảm nhận bằng thị giác là nhìn, xúc giác là xờ, cầm, nắm. Tốt nhất ở đây là những tấm Flash card,

Nếu muốn đẹp bạn có thể mua in sẵn những tấm Flash card một mặt in hình ảnh, một mặt in tên hình ảnh đó bằng tiếng Anh, có nghĩa tiếng Việt và phiên âm tiếng anh và một vài ví dụ minh họa.

Nhưng tốt nhất là bạn cùng con vẽ ra hình ảnh đó trên 1 mặt bìa rồi tự viết tên hình ảnh, nghĩa tiếng Việt, phiên âm và tự lấy ví dụ ghi ở mặt sau. Bởi những gì mình đã tự vẽ, tự viết ra sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn nhiều những tấm Card in sẵn.

Khi bạn rảnh hãy chơi cùng con, bạn cho con nhìn mặt hình ảnh và đố con phát âm tên hình ảnh và nghĩa tiếng Việt ở mặt đằng sau cũng như lấy ví dụ một vài câu có chứa từ đó. Vừa chơi với con rất vui vẻ mà vừa giúp dạy con nhớ từ vựng tiếng Anh rất tốt. Nhưng nhớ là phải phát âm chuẩn tên những hình ảnh đó nhé.

Khi đã nhớ rồi bạn cũng đừng vứt những tấm Card đó đi bởi nếu một thời gian sau nếu con quên có thể xem lại và giữ lại làm bộ sưu tập làm kỷ niệm bởi chắc hẳn rằng bạn và con sẽ rất thích thú khi bộ sưu tập càng ngày càng nhiều tương ứng với lượng tiếng Anh con học được.

Học qua phần mềm:
Có rất nhiều phần mềm tiếng Anh lớp 3 cài trên smart phone, máy tính bảng hay PC, laptop. Trong phần mềm thường sẽ có những công cụ để bé tương tác trực tiếp với tiếng Anh như làm các dạng bài tập, và các trò chơi giúp con học ngữ pháp, từ vựng và viết tiếng Anh mà con rất thích thú.

Tuy nhiên khi cho con tiếp xúc với smart phone, máy tính bảng hay PC, laptop các bố mẹ phải quản lý để không cho con tiếp xúc quá lâu ảnh hưởng đến mắt con hay các con dễ dàng ham mê vào những trò chơi khác không tốt.

Có rất nhiều phần mềm tiếng Anh lớp 3 hay và nổi tiếng trong đó có một phần mềm được đánh giá rất cao đó là phần mềm tiếng Anh lớp 3 English Kiddies.

 Học qua phim hoạt hình:

Tất cả các con đều thích xem phim hoạt hình vì hoạt hình vừa có hình ảnh vừa có âm thanh rất trực quan sinh động. Nhưng hoạt hình ở đây là hoạt hình dạy tiếng Anh lớp 3 được xây dựng theo các bài học là các chủ đề rất gần gũi thân thuộc với con được xây dựng từ dễ đến khó như chủ đề bạn bè chào hỏi, giới thiệu lẫn nhau, chủ đề về gia đình, trường học, số đếm…..


Tham khảo:

Tầm quan trọng của môi trường khi dạy con học tiếng Anh tại nhà

Trẻ em Việt Nam và Phương Tây khi sinh ra nhìn tổng quan không khác biệt về năng lưc tư duy nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển, học tập đến khi đi làm, xã hội phương Tây đã tạo ra những con người năng động, ưu tú góp phần kiến tạo 1 xã hội phát triển, văn minh. Điểm khác biệt chính là "MÔI TRƯỜNG" giáo dục, sinh sống và làm việc. Việc học tập tiếng Anh cũng như vậy. Tiếng Anh cũng chỉ là 1 ngôn ngữ như tiếng Việt. Nếu 1 trẻ em Việt Nam được sống trong 1 "MÔI TRƯỜNG" sử dụng tiếng Anh thì việc trẻ học tiếng Anh cũng đơn giản như tiếng mẹ đẻ. Vậy việc tạo lập 1 "MÔI TRƯỜNG" tiếng Anh trong gia đình cho trẻ em Việt Nam tự học tiếng Anh dễ hay khó?


Vẫn còn nhiều phụ huynh tin rằng việc gởi con đến các trung tâm đào tạo tiếng Anh truyền thống và học với người "Tây" là cách tốt nhất để giúp trẻ học tiếng Anh. Không ít phụ huynh cũng quan niệm rằng nếu trẻ học tiếng Anh từ giáo viên Việt Nam sẽ làm cho trẻ phát âm bị sai và sau này khó sửa.

Trước hết, việc gởi trẻ học tiếng Anh tại các trung tâm có giáo viên người "Tây" là tích cực nếu cha mẹ bé đủ khả năng tài chính để đưa bé đến các trung tâm "uy tín".Vì đây cũng là 1 trong các biện pháp tạo lập "MÔI TRƯỜNG" cho bé tiếp xúc tiếng Anh. Tuy nhiên phần lớn các bé chỉ học tiếng Anh với thầy "Tây" tại trung tâm chỉ có khả năng sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ chứ không phả là ngôn ngữ thứ 2 vì bao nhiêu đó thời gian mà bé được tiếp xúc với "MÔI TRƯỜNG" tiếng Anh là quá ít. Đó là chưa bàn đến có bao nhiêu trung tâm tiếng Anh có thầy "Tây" với phương pháp sư phạm ? Ở đây, cái mà phần lớn các trung tâm tiếng Anh truyền thống còn thiếu chính là hướng dẫn phụ huynh của bé cách thức tạo lập "MÔI TRƯỜNG" tiếng Anh tại nhà và mọi nơi khi sinh hoạt với bé.

Việc lo ngại trẻ học tiếng Anh với thầy "Việt Nam" sẽ dẫn đến trẻ bị phát âm không chuẩn là có cơ sở nhưng chưa hoàn toàn chính xác nếu biết cách tạo lập "MÔI TRƯỜNG" tiếng Anh phù hợp cho bé.
Có thể bạn sẽ thay đổi những quan niệm trên khi tham khảo 1 ví dụ thực tế dưới đây:
Hải Yến hiện là cháu bé 4 tuổi đang sinh sống tại Việt Nam. Bé không đến học tiếng Anh với bất kỳ thầy "Tây" nào theo phương pháp truyền thống nào. Bé hiện đang sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, với giọng chuẩn. Bé được tiếp xúc tiếng Anh từ lúc 3 tuổi bằng cách được hướng dẫn tạo lập môi trường tiếng Anh tại nhà. Ngoài thời gian tiếp xúc ngắn ngủi với giáo viên mỗi ngày thông qua các trò chơi, bé được tiếp xúc với các bản nhạc, câu truyện, hoạt hình... bằng tiếng Anh của người bản xứ tại nhà. Người nói chuyện giúp bé học tại nhà chính là bà nội của bé với trình độ tiếng Anh chưa có bằng A. Tuy nhiên, bé vẫn phát âm chuẩn và còn "chỉnh" lại bà nội cũng như ba mình về cách phát âm.

Tham khảo:

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

90% trẻ em không được dạy điều này, nên học tập đã trở thành 1 gánh nặng... đặc biệt là tiếng Anh.



Ít ai biết đó chính là một rào cản cực lớn, nhất là đối với những em có ý định đi du học trong tương lai. Song nếu nhận ra và giải quyết được ngay, con bạn không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

Càng ngày việc học tiếng Anh càng trở nên bắt buộc – cho bất cứ ai muốn có một tương lai tươi sáng và ổn định hơn. Các ông bố bà mẹ luôn sẵn sàng chi mạnh tay cho việc học ngoại ngữ của con, không chỉ 1 mà rất nhiều khóa, lớp. Thậm chí còn mời gia sư 1-1 về nhà giảng dạy. Ai cũng ngầm đồng ý với nhau rằng phải biết tiếng Anh mới sướng, mới có công việc lương cao và thăng tiến mau hơn.

Điều đó có thật sự đúng không? Khi hàng triệu con người đang ngày đêm đổ xô đi học tiếng Anh, thậm chí là bổ sung thêm rất nhiều ngoại ngữ khác. Liệu con bạn có còn lợi thế để giành được những cơ hội tốt? Đâu sẽ là bệ phóng vững chắc cho con trong thế giới đầy biến động từng giây từng phút này?
Đã đến lúc cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về việc học tiếng Anh. Đừng vội vàng đầu tư dù ít hay nhiều cho các khóa học trước khi đọc những điều dưới đây được nhắc đến.

Sự thật là trong khi triết lí giáo dục của một số nước châu Á (cả Việt Nam) nặng về học để thi, thì phương Tây lại hướng đến học để hiểu biết, làm việc và làm người. Chính vì thế sinh viên phương Tây chơi thể thao, hoạt động ngoại khóa rất nhiều còn học sinh Việt Nam tối ngày mờ mịt ôn thi, làm bài tập, luyện đề đến hoa mày chóng mặt.

Bởi một lỗ hổng rất quan trọng trong việc giáo dục nói chung và học tiếng Anh tại Việt Nam nói riêng, không áp dụng tư duy khoa học và sự sáng tạo.



Tham khảo:

CỨ MÃI THẾ NÀY, CÓ CHO CON HỌC TIẾNG ANH THÊM 10 NĂM NỮA CŨNG KHÔNG THỂ NÀO TIẾN BỘ

Đại đa số người Việt Nam đều cảm thấy tiếng Anh rất “khó nhằn” và luôn cảm thấy ác mộng khi học chúng. Chính vì thế, ai cũng muốn có một cách học thật nhanh, thật hiệu quả để chấm dứt sớm nỗi ám ảnh này. Ngay cả con trẻ.

Tuy nhiên, muốn học tốt và sử dụng được tiếng Anh, trẻ cần một thời gian tích lũy nhất định. Việc học tiếng Anh không thành công của mỗi người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần không nhỏ là do người học chưa đủ quyết tâm. 



Nhưng còn một yếu tố khác quan trọng hơn, tác động đến cả tinh thần của người học là việc dạy và học tiếng Anh không đem lại cho học sinh nhiều hứng thú. Đây là điều mà không phải trung tâm tiếng Anh nào cũng dám thừa nhận.

Các em coi tiếng Anh như một thứ áp lực nặng nề, bắt buộc phải học để thi, tốt nghiệp và có việc làm… Khi phải dùng mới sử dụng, nếu không cần dùng thì may mắn làm sao. Chính vì thế, dù cố gắng nhồi nhét đến đâu, đôi ba ngày là con sẽ muốn quên tất cả. Thật đáng buồn là các phụ huynh cũng chưa thực sự để tâm đến chuyện này, chỉ đầu tư cho con học 1 cách tự phát mà không chịu tìm hiểu thông tin. Trên thực tế, thứ bạn nghĩ là tốt cho con chưa thật sự là điều tốt nhất.

Vậy sự hứng thú khi học tiếng Anh đến từ đâu? Quan trọng nhất là từ một phương pháp học đúng đắn. Một phương pháp đem lại sự hấp dẫn trong các bài học, kích thích khả năng mày mò, khám phá của học viên, giúp các em chủ động tiếp thu và tích lũy kiến thức. Từ đó trẻ không chỉ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn thể hiện được cái tôi và tự tin khẳng định bản thân mình. Điều này có khi và chỉ khi chúng ta dạy tiếng Anh theo phương pháp tư duy khoa học và hoạt động sáng tạo..

Kiến thức chỉ là 1 phần, quan trọng là tư duy. Việc dạy tiếng Anh theo phương pháp thực nghiệm khoa học và hoạt động sáng tạo không chỉ giúp con học tốt tiếng Anh dễ dàng hơn, mà còn biết cách lĩnh hội tốt cả các môn học khác. Không chỉ thế, khi học THPT, lên Đại học cho đến gây dựng cuộc sống, trẻ sẽ phát triển được hết khả năng và sức mạnh, sự thông minh sáng tạo của bản thân, tự tin làm chủ cuộc sống của mình dù ở bất cứ đâu.

Tham khảo thêm:

Tiếng Anh thực nghiệm khoa học là gì ? Có khó không?

Địa chỉ học tiếng Anh trẻ em ở Hà Nội tốt nhất



Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Cho trẻ em sử dụng từ điển tiếng Anh từ sớm - lợi ích cho trẻ


Một vài năm trước đây, một cậu bé ở trình độ Movers kể cho tôi nghe về quân đội châu Âu. Khả năng ngữ pháp của cậu bé chưa đủ để diễn tả dễ dàng những gì muốn nói. Tuy nhiên, cậu lại có đủ từ vựng. Cậu bé sử dụng chuẩn tên các quốc tịch hiện nay và trong lịch sử bằng tiếng Anh (như từ “quân Phổ”, “xe tăng, “tướng”…).


Tôi không biết bằng cách nào cậu học trò của mình có thể biết những từ ngữ đặc biệt như vậy, nhưng tôi đoán bố cậu bé rất thích đọc sách lịch sử và đã truyền cảm hứng này cho con trai mình. Và khi bố cậu bé thấy con trai mình thích tìm hiểu lịch sử, ông đã tận dụng để cậu có thể qua đó học tiếng Anh.

Hai bố con cùng tra những từ vựng về quân đội và lịch sử và cậu bé ghi nhớ chúng thật tự nhiên.
Có thể sự thật không giống như vậy, nhưng điều đó không quan trọng. 

Câu chuyện tôi vừa tưởng tượng trên đây là điều mà mỗi bậc phụ huynh đều có thể làm. Nếu con bạn thích bóng đá, hãy cùng tìm những từ ngữ như khung thành, bóng, sân cỏ… trong từ điển Việt - Anh.

 Và bạn có thể dùng những từ ngữ đó khi cùng xem bóng đá, nghĩ ra những trò đố vui bằng những từ ngữ đó, và thậm chí ghi lại vào một cuốn sổ có tên “Những từ tiếng Anh tôi yêu thích”. Tiếng Anh thực sự rất thú vị, dễ tiếp cận và có thể dùng để nói về bất cứ điều gì mình yêu thích. Hơn nữa, bạn có thể dạy các em cách tra từ điển một cách dễ dàng. Kỹ năng này sẽ giúp cách em khi tự học.

Sử dụng từ điển Việt - Anh cho trẻ em 6 - 12 tuổi là một cách giúp bé học tiếng Anh.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

2 giáo trình tiếng ANh lớp 1 cho bé

Amazing Science 1


Với những hình ảnh sinh động, đặc sắc cộng với những kiến thức khoa học gần gũi đời thường sẽ kích thích sự tìm tòi học hòi và ghi nhớ khi bé học cuốn Amazing Science 1. Vốn từ vựng tiếng Anh về tự nhiên của bé cũng tăng đáng kể thông qua các bài tập thực hành về thực tế cuộc sống.
Tải sách: ĐÂY


Let’s Go 1
Là 1 quyển sách của đại học Oxford, Let’s Go  có lẽ đã và đang là một quyển sách tiếng anh được nhiều bé và thầy cô lựa chọn nhất. Ngoài những hình vẽ màu mè nhưng các quyển khác, Let’s Go có một điểm cộng là giúp các bé rèn kĩ năng nghe, nói phản xạ tiếng anh. Sách có đính kèm audio các bài nghe .
Tải sách: ĐÂY
-----------------
Tham khảo: 

3 mẹo đơn giản dạy bé học tiếng Anh lớp 1 dù mẹ không biết tiếng Anh

Dạy con học tiếng Anh lớp 1 không khó

Học tiếng Anh lớp 1 cùng với con là điều không hề khó kể cả khi mẹ không biết tiếng Anh. Nhiều phụ huynh hiện nay lo lắng khi dạy tiếng Anh cho bé tại nhà vì sợ mình không biết tiếng Anh thì không thể dạy cho con.

Trên thực tế, điều này đúng khi trẻ lên cấp 2, khi lượng kiến thức tiếng Anh nhiều và khó hơn. Còn việc dạy bé học tiếng Anh lớp 1 lại khá đơn giản nếu mẹ biết dạy đúng cách.
Ở giai đoạn này, các bạn nhỏ đa phần chỉ làm quen với ngôn ngữ, học từ vựng đơn lẻ để sử dụng cho việc ghép câu hoàn chỉnh sau này. Việc dạy con học tại nhà ngay cả khi mẹ không biết tiếng Anh khá đơn giản và thú vị, bởi khi đó, mẹ và bé cùng bước vào và bắt đầu dạo chơi trong thế giới tiếng Anh mới lạ.
Vậy làm thế nào để mẹ có thể tự dạy bé tiếng Anh lớp 1 tại nhà và mang lại hiệu quả cao? Cùng điểm qua một số lưu ý dưới đây nhé:

Học tiếng Anh lớp 1 cùng bé với flash card

Khi bé học tiếng Anh lớp 1, các bạn nhỏ chủ yếu tập trung vào việc học và ghi nhớ các từ vựng đơn lẻ để làm quen. Học cả câu khá dài sẽ làm bé dẫn đến chán nản. Do đó, mẹ hãy cùng bé tích lũy và giúp bé ghi nhớ từ vựng tiéng Anh. Điều này có thể thực hiện dưới sự bổ trợ của flash card – thẻ học từ vựng.
Các mẹ có thể mua bộ flash card cho bé lớp 1 tại rất nhiều nhà sách, các trang bán online. Mỗi ngày, mẹ có thể chuẩn bị 3-5 thẻ từ vựng cho bé. Một việc khá khó khăn với nhiều bà mẹ không biết tiếng Anh đó là làm thế nào để đọc đúng, giúp bé phát âm chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng các từ điển online như Oxford (http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/), Cambridge (http://dictionary.cambridge.org/). Khi tra mỗi từ vựng, từ điển đều có dấu loa để phát âm từ đó. Mẹ có thể nghe và học theo hoặc bật trực tiếp phát âm của từ điển cho bé nghe. Trẻ con rất nhanh nhạy với âm thanh, mẹ hoàn toàn yên tâm bé có thể nghe và lặp lại từ vựng đó.

Khi học, mẹ sẽ giơ thẻ từ ra, cùng nghe phát âm và đọc lại từ đó với con. Với việc cùng học này, các bé sẽ thấy thoải mái khi có mẹ ở cạnh. Các mẹ cũng cần kiên trì, không nên nhồi nhét quá nhiều từ vựng khi bé mới chỉ học tiếng Anh lớp 1. Nên chọn các bộ từ vựng đơn giản, liên quan đến các đồ vật, hiện tượng xung quanh để dễ dàng mô tả và giúp bé ghi nhớ.  

Với các trò chơi tương tác, bé sẽ ghi nhớ từ vựng lâu hơn
Trẻ con thường thích chơi hơn thích học, các bạn nhỏ lớp 1 cũng không ngoại lệ. Mẹ có thể chuẩn bị một số trò chơi thú vị giúp bé ôn luyện từ vựng như sau:
  • Ghép từ và tranh: Mẹ có thể chuẩn bị một số từ vựng kèm các bức tranh tương ứng mô tả từ vựng đó. Ví dụ hình mặt trời tương ứng với Sun, hình ngôi nhà tương ứng với house… Sau đó đảo lộn trật tự và yêu cầu các bé xếp lại cho đúng.
  • Đố vui: Chỉ vào đồ vật và đố con tiếng Anh của từ là gì. Ví dụ hôm nay học 5 từ vựng về đồ vật trong nhà. Mẹ có thể chỉ vào cái ghế và đố con cái ghế trong tiếng Anh là gì, hoặc đưa ra từ chair và đố con chỉ vào đồ vật đó trong nhà.
  • Ném bóng: Đồ dùng cần thiết là 1 quả bóng ném nam châm và 1 tấm bảng ghi các từ mới. Mẹ sẽ đọc từ vựng mong muốn, con sẽ tìm vị trí của từ và ném vào vị trí của từ đó trên bảng. Trò này vừa kết hợp vận động vừa giúp bé ghi nhớ, khiến các bé học tiếng Anh lớp 1 khá yêu thích


Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Bức thư kì lạ dành cho phụ huynh

Đối với các bậc phụ huynh, con cái là tài sản lớn nhất, là niềm động lực của họ trong cuộc sống. Cũng chính vì lí do đó mà bao nhiêu ước mơ, hi vọng chưa thể thực hiện được, bố mẹ dồn hết tất cả vào cho con – những đứa trẻ mới chưa tròn 10 tuổi. Bức thư kỳ lạ của một thầy hiệu trưởng tại Singapore gửi cho quý phụ huynh của một trường học đã cho thấy nhiều điều cần suy ngẫm.
Là một vị phụ huynh, ai cũng đã từng trải qua thời ấu thơ. Với những vị phụ huynh trẻ hiện nay, liệu bạn có còn nhớ những "gánh nặng tinh thần" mà bố mẹ đã đặt lên vai mình, khi lúc nào cũng phải trở thành một học trò giỏi, điểm số cao? Bạn còn nhớ những áp lực thi cử mỗi lần chuyển cấp, thi Đại học? Bạn có nhớ câu "con nhà người ta" mỗi lần bố mẹ so sánh với ai khác khiến ta bị tổn thương biết chừng nào.
Đó cũng chính là những gì mà các con của bạn đang phải đối mặt hiện nay, nhất là khi các gia đình trở nên có điều kiện hơn. Để biến con em mình trở thành một người toàn diện, nhiều vị phụ huynh đã biến tuổi thơ của con mình trở thành những hình ảnh lặp đi lặp lại của trường lớp, trung tâm học thêm, những buổi tối cặm cụi bên bàn học. Học, học và học để giống "con nhà người ta" như chính hoàn cảnh của họ ngày xưa.
Thế nhưng, điều các em nhỏ thật sự là gì? Đó không chỉ đơn giản là sự yêu thương như câu "Yêu cho roi cho vọt" mà còn là sự quan tâm, sẻ chia đúng lúc. Không ai sinh ra là hoàn hảo cả, và bạn cũng không thể ép buộc con mình trở thành một người khác với tài năng, cá tính sẵn có. Bé thích vẽ tranh, chỉ thích ca hát, không có nghĩa là bé không có tương lai.
Việc đề cao sự sáng tạo, để trẻ em phát triển tự do, không bị gò ép theo một hình tượng, tương lai có sẵn đã giúp trẻ em phương Tây phát triển một cách đúng nghĩa. Hệ thống giáo dục thoải mái giúp các em được phát triển theo đúng lứa tuổi của mình. Thế nhưng, rất nhiều nước châu Á hiện này, việc học hành, thi cử vẫn là một gánh nặng. Đôi khi chúng ta quá đề cao điểm số mà quên mất còn rất nhiều yếu tố khác xung quanh giúp con lớn lên, trở thành người có ích. Và bức thư của một thầy hiệu trưởng tại Singapore gửi đến các vị phụ huynh khiến chúng ta cần suy ngẫm rất nhiều:
Bức thư kỳ lạ của thầy hiệu trưởng